Truy cập nội dung luôn
SỞ TÀI CHÍNH

TỈNH QUẢNG NGÃI

Vai trò công đoàn trong đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Tài chính

05/08/2023 10:45    34

Vai trò công đoàn trong đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Tài chính

Trong những năm qua, bám sát nhiệm vụ và các sự kiện chính trị của đất nước, sự chỉ đạo của Công đoàn Bộ Tài chính, công đoàn Cục Cục Tin học và Thống kê tài chính (Cục THTK) đã phối hợp tham gia, động viên cán bộ công chức, viên chức đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số và hiện đại hóa trong các hoạt động chuyên môn của đơn vị để hướng tới chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số ngành Tài chính nói riêng.

Ảnh: Quang Minh.

Ảnh: Quang Minh.

 

Chuyển đổi số là “quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số và là xu thế tất yếu trong tương lai”. Nếu “Tin học hóa” trong cơ quan Nhà nước là việc xây dựng các chương trình, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ (lấy nghiệp vụ làm trung tâm) thì “Chuyển đổi số” trong cơ quan Nhà nước chính là việc điều hành dựa trên dữ liệu (lấy dữ liệu làm trung tâm) để phục vụ cho hoạt động của cơ quan Nhà nước, cũng như phục vụ hoạt động của người dân, doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, chuyển đổi số là một trong các nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và được đưa vào các Văn Kiện, Nghị quyết của Đảng, Nghị Quyết, Chỉ thị và Quyết định của Chính phủ.

Từ các Văn kiện, Nghị Quyết của Đảng, Nghị Quyết và Chỉ thị của Chính phủ, có thể thấy Đảng, Chính phủ rất quyết tâm trong công cuộc thúc đẩy chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực nhằm mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của người dân doanh nghiệp cũng như thúc đẩy cải cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước, đặc biệt ưu tiên phát triển trên 03 mặt lớn của đất nước gồm: Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

Nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số, quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu Công đoàn Bộ Tài chính khoá XXV; hàng năm Cục THTK thực hiện phân khai chi tiết kế hoạch công tác đến từng nội dung đầu việc, tổ chức Lễ phát động thi đua và tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị và tổ chức đoàn thể trong Cục để tổ chức triển khai ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm. Thông qua các phong trào, hoạt động công đoàn, đã xuất hiện nhiều gương đoàn viên công đoàn điển hình, tiêu biểu luôn đón đầu xu hướng trong công tác nghiên cứu các công nghệ mới, áp dụng tốt các thành quả của Cuộc Cánh mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như cập nhật các văn bản, cơ chế chính sách hướng dẫn về chuyển đổi số của Bộ Chính trị, Chính phủ, đồng thời ban hành các chương trình hành động về chuyển đổi số để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ Bộ Chính trị, Chính phủ giao. Đặc biệt, nhiều nhiệm vụ chuyển đổi số của Bộ Tài chính đã được triển khai từ rất sớm ngay trước khi các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nghị Quyết của Chính phủ ban hành, cụ thể:

Chỉ đạo kịp thời việc xây dựng, hướng dẫn cơ chế chính sách và cụ thể hóa các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến lĩnh vực triển khai ứng dụng CNTT và thống kê thành kế hoạch công tác, chương trình hành động của Cục THTK. Luôn luôn dành sự quan tâm và chủ động triển khai, bám sát các quy định hiện hành về triển khai ứng dụng CNTT, thống kê và thực tế triển khai CNTT của Bộ Tài chính để hướng dẫn kịp thời cho các đơn vị góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động triển khai ứng dụng CNTT và thống kê tài chính từ trung ương đến địa phương. Cục THTK đã trình Bộ ban hành được các văn bản mang tính chiến lược, xác định rõ mô hình, lộ trình triển khai ứng dụng CNTT, thống kê của toàn ngành Tài chính theo đúng định hướng của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Công tác an toàn thông tin, an ninh mạng tại cơ quan Bộ Tài chính được thực hiện tốt, không để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin và được triển khai theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ ngành liên quan. Trong năm 2022 lĩnh vực Quản lý an toàn thông tin đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ và thực hiện giải ngân đạt tỷ lệ 100% kinh phí được giao.

Đến nay, Bộ Tài chính đã bước đầu triển khai có hiệu quả nhiều công nghệ mới là công nghệ “lõi” của CMCN 4.0 gồm: công nghệ di động (Mobility), công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Analytics), công nghệ điện toán đám mây (Cloud) trong thực hiện cải cách thủ tục tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị công, nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Từng bước hình thành lên hệ thống hạ tầng CNTT hiện đại, đồng bộ và thống nhất trong toàn ngành Tài chính. Bộ Tài chính đã triển khai có hiệu quả nhiều công nghệ mới là công nghệ “lõi” của CMCN 4.0 như công nghệ điện toán đám mây (Cloud), công nghệ bảo mật (Security),… trong thực hiện cải cách thủ tục tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị công, nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống hạ tầng CNTT, hệ thống hạ tầng truyền thông ngành Tài chính cũng như các ứng dụng, dịch vụ CNTT của Bộ Tài chính được đảm bảo an toàn, duy trì sự hoạt động ổn định, liên tục.

Về việc hình thành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Công tác thống kê và xây dựng CSDL quốc gia về tài chính đạt nhiều kết quả với nhiều đổi mới, bước đầu đã hình thành hệ thống thông tin thống kê tài chính tập trung, thống nhất, gắn liền với hệ thống thống kê kinh tế quốc dân và hệ thống thống kê tiền tệ của Nhà nước, từng bước đáp ứng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về Thống kê tài chính Chính phủ. Việc tăng cường và đa dạng hóa các hình thức phổ biến, công khai thông tin thống kê NSNN đã góp phần cải thiện vị trí xếp hạng về ngân sách mở của Việt Nam trên quốc tế.

Kể từ năm 2018 đến nay, Bộ Tài chính đã hình thành 10/12 kho cơ sở dữ liệu quan trọng của ngành tài chính liên quan đến các lĩnh vực trọng yếu gồm: Ngân sách Nhà nước, Thuế, Kho bạc, Hải quan, Chứng Khoán, Dự trữ, Quản lý giá, Tài sản công. Đây là nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng của hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính giúp đồng bộ, chia sẻ, cập nhật kịp thời lên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ - trung tâm thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Với lượng lớn dữ liệu Bộ Tài chính đã chia sẻ lên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính đã được lãnh đạo Chính phủ khen ngợi, đánh giá cao khi các dữ liệu của Bộ Tài chính cung cấp có tính cập nhật, liên tục theo thời gian thực phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Chính phủ, giúp lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính đưa ra các quyết sách kịp thời để điều chỉnh khi có các yếu tố biến động về kinh tế, xã hội.

Bộ Tài chính cũng triển khai các chương trình ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ Tài chính trên môi trường số, đặc biệt chính là chương trình quản lý văn bản điều hành mới (eDocTC). Với mục tiêu quản lý, điều hành và xử lý văn bản hoàn toàn trên môi trường số, thực hiện theo chỉ đạo và định hướng của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, năm 2022 Bộ Tài chính đã nâng cấp chương trình eDocTC để đáp ứng theo định hướng và yêu cầu của Chính phủ. Việc luân chuyển văn bản giữa các đơn vị, giữa các cá nhân thực hiện hoàn toàn bằng điện tử, văn bản được ký số tại tất cả các vai trò gồm Văn thư, Chuyên viên, Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo đơn vị, Thư ký tổng hợp, Thư ký Bộ, Lãnh đạo Văn phòng Bộ và Lãnh đạo Bộ. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, phần lớn cán bộ Bộ Tài chính phải triển khai công việc từ xa, việc điện tử hóa toàn bộ các khâu xử lý văn bản cho phép cán bộ, công chức của Bộ khai thác sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị và ký số hoàn toàn ở tất cả các cấp, phát huy hiệu quả và giúp cho các hoạt động xử lý công việc của Bộ Tài chính không bị gián đoạn. Với chương trình eDocTC mới, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã thực hiện xử lý văn bản hoàn toàn trên môi trường điện tử, từ việc giao xử lý văn bản đến, đến việc ký số phê duyệt văn bản đi, tờ trình..., theo đó, hệ thống đã thực sự phát huy hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả xử lý công việc.

Với một số kết quả nêu trên, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đã góp phần giúp các cán bộ, công chức viên chức ngành Tài chính tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc, xử lý công việc trên môi trường số thuận tiện hơn, giúp tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Theo đó, Bộ Tài chính đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng mà Bộ Chính trị, Chính phủ đã đề ra. Có thể thấy một số nhiệm vụ Bộ Tài chính triển khai đã đáp ứng cơ bản 03 mục tiêu chính: (1) thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành từ dựa trên thông tin, số liệu trên văn bản giấy chuyển sang dựa trên dữ liệu số. (2) Thay đổi phương thức phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên các công nghệ số; (3) thay đổi quy trình, phương thức làm việc trên môi trường số, bước đầu hình thành hệ sinh thái Tài chính số của ngành Tài chính.

Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu còn lại Bộ Chính trị, Chính phủ đã đề ra, mới đây nhất, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là nội dung quan trọng, mang tính tổng thể và dài hạn, có định hướng và tầm nhìn đến năm 2030 và đã xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể từng năm theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Chính phủ trong việc thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số. Kế hoạch này là căn cứ quan trọng để các đơn vị trong ngành Tài chính bám sát và triển khai các nhiệm vụ của Bộ Tài chính một cách có hiệu quả. Tại kế hoạch này, Bộ Tài chính phấn đấu đến năm 2025 cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở. Đến năm 2030 hình thành hệ sinh thái Tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin.

Từ những kết quả đạt được có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, hoạt động công đoàn cần có sự gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chuyên môn, chính trị của đơn vị nhằm huy động, tập trung tối đa nguồn lực của cơ quan, đơn vị. Thường xuyên đôn đốc, giám sát, đánh giá việc thực hiện giao ước thi đua, hướng dẫn chi tiết thêm về sáng kiến thi đua và chấm điểm thi đua, đưa phong trào thi đua, khen thưởng gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, tạo động lực phấn đấu cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Cục. Động viên đoàn viên công đoàn khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên, hăng hái thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, tham gia tích cực các phong trào, hoạt động chung của cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Tài chính nói chung và hoạt động ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số nói riêng.của toàn ngành Tài chính.

Hai là, nghiên cứu triển khai một cách thiết thực, hiệu quả quy chế dân chủ tại cơ sở; dân chủ, công khai, minh bạch, công tâm trong chỉ đạo, điều hành; quan tâm và chăm lo xây dựng, phát triển tổ chức công đoàn. Tích cực vận động đoàn viên công đoàn đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

Ba là, triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số cần phải thực hiện kiên trì, thường xuyên với những mục tiêu và giải pháp cụ thể; chú trọng công tác tuyên truyền, quán triệt trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương trong toàn ngành Tài chính về việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Đặc biệt là sự chủ động tham gia, đồng hành của các đơn vị nghiệp vụ trong việc rà soát, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ nhằm tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

Bốn làtriển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số cần phải phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện, chú trọng ứng dụng ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào các lĩnh vực hoạt động của ngành, chú trọng công nghệ về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet kết nối vạn vật Thường xuyên đào tạo, tập huấn về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như chuyển đổi số ngành Tài chính.

Nguồn: mof.gov.vn

videofileclient videofileclient

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 969

Tổng số lượt xem: 1157239