Truy cập nội dung luôn
SỞ TÀI CHÍNH

TỈNH QUẢNG NGÃI


Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi, tính đến ngày 31/01/2024, tổng số dư nợ tạm ứng nguồn vốn tỉnh quản lý là 1.903.315,930 triệu đồng, trong đó tổng số dư nợ tạm ứng quá hạn là 190.656,944 triệu đồng, chiếm 10% trên tổng số dư nợ tạm ứng (gồm: dự án do sở, ban ngành quản lý 88.863,878 triệu đồng, gồm 32 dự án/11 chủ đầu tư; dự án do UBND cấp huyện quản lý 101.793,066 triệu đồng, gồm 18 dự án/9 chủ đầu tư). Nguyên nhân quá hạn: (1)Nhóm nguyên nhân do chủ đầu tư/ban quản lý dự án giải thể là 364,281 triệu đồng, chiếm 0,19%; (2)Nhóm nguyên nhân do nhà thầu phá sản là 16.893,863 triệu đồng, chiếm 8,86%; (3)Nhóm nguyên nhân do dự án đình hoãn không thực hiện là 9.495,078 triệu đồng, chiếm 4,98%; (4)Nhóm nguyên nhân khác là 163.904,027 triệu đồng, chiếm 85,97%.

Trước tình hình này, Sở Tài chính Quảng Ngãi đã báo cáo và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo đôn đốc, thu hồi nợ tạm ứng quá hạn tại Công văn số 1643/UBND-KTTH ngày 02/4/2024, theo đó:

- Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có dư nợ tạm ứng quá hạn tập trung chỉ đạo chủ đầu tư dự án:

+ Thực hiện tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

+ Nghiêm túc triển khai thực hiện công tác thu hồi nợ tạm ứng quá hạn theo nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 6125/UBND-KTTH ngày 04/12/2023.

+ Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi nợ tạm ứng quá hạn.

- Yêu cầu KBNN Quảng Ngãi:

+ Thực hiện tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thu hồi nợ tạm ứng quá hạn theo nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 6125/UBND-KTTH ngày 04/12/2023, trong đó lưu ý có nội dung yêu cầu KBNN trích tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư để thu về ngân sách nhà nước.

+ Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các chủ đầu tư kịp thời thanh toán hoàn ứng, tránh để dư nợ tạm ứng lớn dễ dẫn đến quá hạn; kịp thời có biện pháp xử lý đối với các chủ đầu tư để phát sinh nợ tạm ứng quá hạn./.        V.T.X.Diệu.

22/04/2024

Sở Tài chính Quảng Ngãi vừa có văn bản công khai kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đến ngày 31/3/2024 tại Công văn số 1193/STC-TCĐT ngày 11/4/2024, theo đó nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác giải ngân chưa đảm bảo kế hoạch đề ra.

Theo số liệu thống kê từ Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi đến ngày 31/3/2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 được UBND tỉnh giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương 6.256,693 tỷ đồng, trong đó: vốn giao đầu năm 5.758,052 tỷ đồng (gồm: vốn địa phương 4.503,930 tỷ đồng, vốn trung ương 1.254,122 tỷ đồng); vốn bổ sung ngoài kế hoạch 192,307 tỷ đồng (gồm: vốn trung ương 150 tỷ đồng, huyện và xã giao tăng 42,307 tỷ đồng); vốn kéo dài 306,334 tỷ đồng (vốn trung ương). Lũy kế giải ngân đến ngày 31/3/2024 là 461,097 tỷ đồng, đạt 7,4% so với kế hoạch vốn giao, trong đó: Vốn giao đầu năm 438,464 tỷ đồng, đạt 7,6% kế hoạch vốn giao; vốn bổ sung ngoài kế hoạch 22,233 tỷ đồng, đạt 11,6% kế hoạch vốn giao; vốn kéo dài 0,004 tỷ đồng, đạt 0,1% kế hoạch vốn giao.

Qua số liệu giải ngân vốn đầu tư công nêu trên cho thấy tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch đề ra, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (8,6%). Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Sở Tài chính kính đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 03/01/2024 về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024./.        V.T.X.Diệu.

22/04/2024

Công khai tình hình thực hiện ngân sách địa phương Quý I năm 2024 12/04/2024

Ngày 22/3/2024, tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Tài chính phối hợp với EVN tổ chức Hội nghị truyền hình bằng hình thức trực tuyến về triển khai Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Hội nghị được kết nối tới 63 tỉnh, thành phố, các bộ ngành và các điểm cầu cấp huyện trong cả nước; tại điểm cầu Quảng Ngãi do đồng chí Phạm Hữu Thịnh, Phó Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, cùng dự tại điểm cầu Quảng Ngãi có lãnh đạo Công ty Điện lực Quảng Ngãi, Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Xây dựng; các phòng, ban UBND thành phố, huyện Tư Nghĩa và các phòng, ban thuộc Công ty Điện lực Quảng Ngãi.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính trình bày một số nội dung chính của Nghị định và trả lời một số câu hỏi vướng mắc do các Bộ, ngành địa phương đề nghị.

Ngoài ra, tại Hội nghị thay mặt EVN bà Bùi Thúy Quỳnh - Phó Trưởng Ban Kinh doanh đã công bố các đơn vị điện lực được Tập đoàn Điện lực Việt Nam phân công, ủy quyền làm Bên nhận chuyển giao công trình điện là tài sản công theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ./.                V.Đ.Hiếu. 27/03/2024

Sở Tài chính Quảng Ngãi vừa có các văn bản đề xuất kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 đối với các dự án được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương tại Công văn số 725/STC-TCĐT ngày 06/3/2024 và Công văn số 842/STC-TCĐT ngày 15/3/2024; theo đó, Sở Tài chính đã loại bỏ 32 dự án chưa đảm bảo đủ các điều kiện quy định, tương ứng với số vốn 53.199,27 triệu đồng.

Theo số liệu thống kê từ Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi; đến cuối tháng 2 năm 2024, có 22 đơn vị, địa phương đề xuất xin kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 là 420 dự án với số vốn 699.149,554 triệu đồng. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; Luật Đầu tư công năm 2019; các Nghị quyết của Quốc hội: số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023; các Nghị định của Chính phủ: số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Công văn số 7290/KBNN-KTNN ngày 15/12/2023 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công tác khóa sổ kế toán niên độ 2023. Qua kết quả thẩm tra, Sở Tài chính đã tham mưu trình cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài là 388 dự án, tương ứng với tổng số vốn 645.950,284 triệu đồng (gồm: dự án cấp tỉnh quản lý là 22 dự án, tương ứng với số vốn 434.781,040 triệu đồng; dự án cấp huyện là 249 dự án, tương ứng với số vốn 195.069,895 triệu đồng; dự án kéo dài cấp xã quản lý là 117 dự án, tương ứng với số vốn 16.099,349 triệu đồng), số dự án loại bỏ vì chưa đảm bảo đủ các điều kiện quy định là 32 dự án, tương ứng với số vốn là 53.199,27 triệu đồng và Sở Tài chính đã thông báo cho các đơn vị, địa phương được biết tại Công văn số 748/STC-TCĐT ngày 07/3/2024./.          BTNương. 26/03/2024

Theo báo cáo của Sở Tài chính về tình hình ước thực hiện nhiệm vụ thu NSNN và chi ngân sách địa phương lũy kế đến hết tháng 3/2024 tại Báo cáo số 28/BC-STC ngày 15/3/2024. Theo đó, quý I năm 2024 tỉnh Quảng Ngãi thu ngân sách ước đạt 33,2% dự toán năm, bằng 115,6% so với cùng kỳ năm trước và chi ngân sách địa phương ước đạt 16,4% dự toán năm và bằng 119,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, Thu ngân sách trên địa bàn: tháng 3 năm 2024 ước đạt 2.169 tỷ đồng, lũy kế thu quý 1 năm 2024 ước đạt 8.488 tỷ đồng, bằng 33,2% dự toán năm và bằng 115,6% so với cùng kỳ năm trước; Bao gồm: Thu nội địa tháng 3 năm 2024 ước đạt 1.544 tỷ đồng, lũy kế thu quý 1 năm 2024 ước đạt 5.568 tỷ đồng, bằng 31,6% dự toán năm và bằng 103,2% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó: Thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất tháng 3 năm 2024 ước đạt 929 tỷ đồng, lũy kế thu quý 1 năm 2024 ước đạt 3.245 tỷ đồng, bằng 39,5% dự toán năm và bằng 103,9% so với cùng kỳ năm trước; Thu tiền sử dụng đất tháng 3 năm 2024 ước đạt 61 tỷ đồng, lũy kế thu quý 1 năm 2024 ước đạt 124 tỷ đồng, bằng 4,8% dự toán năm và bằng 77,7% so với cùng kỳ năm trước; Các khoản thu còn lại tháng 3 năm 2024 ước đạt 554 tỷ đồng, lũy kế thu quý 1 năm 2024 ước đạt 2.199 tỷ đồng, bằng 32,2% dự toán năm và bằng 104,1% so với cùng kỳ năm trước. Thu hoạt động xuất nhập khẩu tháng 3 năm 2024 ước đạt 625 tỷ đồng, lũy kế thu quý 1 năm 2024 ước đạt 2.921 tỷ đồng, bằng 37,5% dự toán năm và bằng 149,9% so với cùng kỳ năm trước.

Thu ngân sách địa phương: tháng 3 năm 2024 ước đạt 1.445 tỷ đồng, lũy kế thu quý 1 năm 2024 ước đạt 7.380 tỷ đồng, bằng 39,7% dự toán năm và bằng 93,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Thu cân đối phần NSĐP được hưởng theo phân cấp: tháng 3 ước đạt 1.445 tỷ đồng, lũy kế thu quý 1 năm 2024 ước đạt 5.205 tỷ đồng, bằng 32,1% dự toán năm và bằng 106,5% so với cùng kỳ năm trước. Thu bổ sung từ ngân sách trung ương: lũy kế thu quý 1 năm 2024 ước đạt 2.175 tỷ đồng, bằng 97,8% dự toán năm và bằng 71,8% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác chi cân đối ngân sách địa phương tháng 3 năm 2024 ước đạt 1.292 tỷ đồng, lũy kế chi quý 1 năm 2024 ước đạt 3.049 tỷ đồng, bằng 16,4% dự toán năm và bằng 119,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Chi đầu tư phát triển tháng 3 ước đạt 536 tỷ đồng, lũy kế chi quý 1 năm 2024 ước đạt 856 tỷ đồng, bằng 16,8% so với dự toán năm và bằng 189,7% so với cùng kỳ năm trước; Chi thường xuyên tháng 3 ước đạt 691 tỷ đồng, lũy kế chi quý 1 năm 2024 ước đạt 2.030 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán năm và bằng 103,6% so với cùng kỳ năm trước; Chi thực hiện các Chương trình mục tiêu từ ngân sách trung ương tháng 3 ước đạt 65 tỷ đồng, lũy kế chi quý 1 năm 2024 ước đạt 161 tỷ đồng, bằng 7,3% dự toán năm và bằng 121,4% so với cùng kỳ năm trước.

Để tăng cường các biện pháp quản lý thu, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2024; quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chính, chủ động trong điều hành chi ngân sách địa phương, góp phần hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách địa phương năm 2024 tại Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 16/01/2024./.                      P.T.T.Hường 26/03/2024

Ngày 05/3/2024, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1108/UBND-KGVX về việc khẩn trương tổ chức triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động quán triệt và kịp thời tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh được hiệu quả và đảm bảo đúng quy định. Trường hợp, phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và địa phương báo cáo UBND tỉnh (thông qua 03 cơ quan chủ trì quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia và các Sở, ngành liên quan) để kịp thời chỉ đạo xử lý theo quy định.

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng Chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần trên cơ sở tổng kinh phí chi thường xuyên của từng Chương trình được Trung ương giao hàng năm (theo Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15). Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Dân tộc tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi và các Sở, ngành và địa phương liên quan, rà soát, tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh về nội dung thực hiện và quy định điều kiện, nội dung, mức cho vay ưu đãi để phù hợp với yêu cầu và thực tiễn hiện nay trên địa bàn tỉnh (quy định tại Khoản 6 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15). Hoàn thành và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/4/2024.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành, địa phương nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh quyết định việc thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025 (tại Khoản 7 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15). Hoàn thành trước ngày 30/3/2024.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo đối với nội dung quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (theo Khoản 3, Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15).

UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, báo cáo kết quả triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; nghiên cứu, đề xuất biện pháp việc thực hiện “cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025” gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, tham mưu cấp thẩm quyền theo quy định.

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (theo Khoản 3, 4 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15).

Thực hiện giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, kế hoạch vốn hàng năm đối với các dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp (theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15)./.P.T.T.Hường

15/03/2024

Sở Tài chính Quảng Ngãi vừa có văn bản công khai kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đến ngày 29/02/2024 tại Công văn số 803/STC-TCĐT ngày 14/3/2024, theo đó nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác giải ngân đạt tỷ lệ khá.

Theo số liệu thống kê từ Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi đến ngày 29/2/2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 được UBND tỉnh giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương là 5.950.632 triệu đồng, trong đó:  Vốn giao đầu năm 5.758.052 triệu đồng (gồm: vốn địa phương 4.503.930 triệu đồng, vốn trung ương 1.254.122 triệu đồng); Vốn bổ sung ngoài kế hoạch 192.580 triệu đồng (gồm: vốn trung ương 150.000 triệu đồng, huyện và xã giao tăng 42.580 triệu đồng). Lũy kế giải ngân đến ngày 29/02/2024 là 382.608 triệu đồng, đạt 6,4% so với kế hoạch vốn giao, trong đó: Vốn giao đầu năm 362.135 triệu đồng, đạt 6,3% kế hoạch vốn giao; vốn bổ sung ngoài kế hoạch 20.473 triệu đồng, đạt 10,6% kế hoạch vốn giao.

Qua số liệu giải ngân vốn đầu tư công nêu trên cho thấy tỷ lệ giải ngân 02 tháng đầu năm 2024 đạt khá. Để đạt được kế hoạch đề ra, Sở Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương được UBND tỉnh giao kế hoạch vốn đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thực hiện, giải ngân để đảm bảo đáp ứng về tiến độ theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 03/01/2024 và Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 06/02/2024./.

15/03/2024

Bộ Tài chính ban hành Công văn số 1660/BTC-ĐT ngày 15/02/2024 về việc tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành, quản lý vốn đầu tư công các Chương trình mục tiêu Quốc gia, chi phí quản lý dự án. Theo đó, Bộ Tài chính đã đưa ra những tồn tại trong công tác quản lý đầu tư công; cụ thể như sau:

I. Về công tác quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành

1. Tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành (QTDAHT) năm 2022:

a) Về thời gian quyết toán: Một số cơ quan ở cấp huyện, cấp xã ở địa phương vẫn còn tình trạng chậm lập, thẩm tra, phê duyệt QTDAHT.

b) Về hồ sơ quyết toán: Một số hồ sơ của các đơn vị chủ đầu tư, Ban QLDA lập chưa đầy đủ các nội dung theo quy định của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ và Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ Tài chính; Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán còn sơ sài, chưa nêu việc chấp hành của chủ đầu tư đối với ý kiến kết luận của Cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có); …

2. Nguyên nhân:

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (nhất là cấp huyện, xã) chưa quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác QTDAHT; Một số chủ đầu tư, Ban QLDA chậm trễ trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục gửi cơ quan thẩm tra quyết toán; chưa thực hiện nghiêm túc quy định về thời gian, mẫu biểu, hồ sơ QTDAHT quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ; …

3. Giải pháp xử lý:

UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư, Ban QLDA và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định trong công tác QTDAHT; Kiên quyết áp dụng các chế tài xử lý đã được hướng dẫn tại các văn bản pháp lý hiện hành đối với các chủ đầu tư vi phạm; Công khai danh sách các nhà thầu vi phạm thời gian lập hồ sơ quyết toán trên Báo Đấu thầu, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; Ưu tiên bố trí nguồn lực (nhân sự, vật chất) cho công tác thẩm tra QTDAHT; Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư, Ban QLDA trong việc lập, thẩm định QTDAHT đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ và Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ Tài chính; ...

 II. Về quản lý vốn đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia

1. Tình hình thực hiện:

Một số địa phương bố trí vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) chưa đảm bảo tỷ lệ tối thiểu theo quy định; phân bổ vốn cho các dự án không đúng đối tượng quy định tại Luật Đầu tư công, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ...

2. Nguyên nhân:

Kế hoạch vốn năm 2022 giao muộn (tháng 6/2022) dẫn tới tình trạng các địa phương không kịp giải ngân trong năm 2022, phải chuyển nguồn sang năm 2023 để giải ngân; Cơ chế, chính sách hướng dẫn thực hiện các CTMTQG còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, phải bổ sung, điều chỉnh, chưa đáp ứng được thời gian; Một số địa phương chưa tuân thủ các quy định về bố trí vốn đầu tư công tại pháp luật về đầu tư công cũng như mức hỗ trợ tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Giải pháp xử lý:

Thực hiện việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm theo đúng thời gian quy định; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát việc bố trí vốn đầu tư công cho các dự án thực hiện các CTMTQG phải đảm bảo theo đúng quy định; Chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương nghiệm thu và hoàn thiện các thủ tục giải ngân, tránh dồn nhiều vào những tháng cuối năm và đồng thời khẩn trương tổ chức triển khai các dự án thuộc các CTMTQG đã được giao theo đúng quy định của pháp luật; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; …

III. Về công tác quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công

1. Tình hình thực hiện:

- Một số Ban QLDA là đơn vị SNCL chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án tự chủ tài chính năm 2023 theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

- Việc xác định số tiền để trích lập các quỹ tại Ban QLDA còn chưa đúng quy định hiện hành (đưa vào dự toán chi hằng năm số tiền dự kiến trích lập các quỹ là chưa đúng quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Việc Ban QLDA ban hành quy chế chi tiêu nội bộ khi chưa có ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên.

- Một số Ban QLDA áp dụng mẫu biểu tại các Thông tư (đã hết hiệu lực) của Bộ Tài chính: số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 và Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 để lập dự toán chi phí QLDA là chưa phù hợp.

2. Nguyên nhân:

Các chủ đầu tư, Ban QLDA, cơ quan tài chính và các đơn vị liên quan chưa cập nhật đầy đủ cơ chế chính sách mới, vẫn thực hiện theo chế độ chính sách cũ.

3. Giải pháp xử lý:

UBND các cấp chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cơ quan tài chính và các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ, các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính: số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 và số 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021. Thường xuyên kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công thuộc phạm vi quản lý; …

Nội dung cụ thể, chi tiết tại Công văn số 1660/BTC-ĐT ngày 15/02/2024 của Bộ Tài chính./.CMTRÍ

15/03/2024

Ngày 27/02/2024, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 956/UBND-KTN thống nhất danh sách 13 xã thuộc huyện miền núi đề xuất đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2025 bao gồm: Trà Giang, Trà Tân, Trà Thủy (huyện Trà Bồng), Sơn Linh, Sơn Kỳ, Sơn Trung (huyện Sơn Hà), Sơn Dung, Sơn Mùa (huyện Sơn Tây), Long Hiệp, Long Mai (huyện Minh Long), Ba Liên, Ba Điền, Ba Vì (huyện Ba Tơ). Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện: Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ nêu cao quyết tâm chính trị, tập trung, ưu tiên, đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại 13 xã nêu trên, đảm bảo 100% số xã này đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu có xã không đạt chuẩn nông thôn mới. Trên cơ sở danh sách 13 xã nêu trên, các cơ quan, đơn vị có liên quan và hệ thống chính trị các địa phương: Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 43/TB-UBND ngày 26/01/2024; tập trung hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện để các địa phương xây dựng, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2025, nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu Trung ương giao là tối thiểu 80% số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới./.                                                          P.T.T.Hường

01/03/2024

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1216

Tổng số lượt xem: 1150018