Không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực.
Mục tiêu của Kế hoạch là thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược). Trong đó, xác định không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực; từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.
4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Kế hoạch đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm:
1- Phát triển kinh tế số ICT: Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng để thúc đẩy kinh tế số. Doanh nghiệp công nghệ số mạnh là lực lượng sản xuất tiên tiến để phát triển kinh tế số ICT và thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực.
2- Phát triển dữ liệu số: Đẩy nhanh mức độ sẵn sàng của các bộ dữ liệu chất lượng cao và thúc đẩy lưu thông, chia sẻ, mở dữ liệu; thúc đẩy việc mở dữ liệu, tích hợp, tái sử dụng, lưu thông dữ liệu và cải thiện hiệu quả nhờ đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu; nghiên cứu và triển khai thí điểm các kịch bản khai thác và sử dụng dữ liệu và phát triển các ứng dụng số...
3- Phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực: Chuyển đổi số tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là các doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng mới dựa trên dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, quản lý vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quản trị hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số.
Ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; Nông nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Du lịch; Logistics.
Phát triển kinh tế số lĩnh vực nông nghiệp tập trung chú trọng vào nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để thực hiện chuyển đổi các nhà máy trở thành các nhà máy thông minh phù hợp với xu hướng phát triển xanh trên thế giới.
Phát triển kinh tế số lĩnh vực logistics theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu chi phí logistics toàn trình, xuyên suốt toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển, cửa khẩu, kho - bãi - cảng tới tận tay người tiêu dùng và ngược lại....
4- Quản trị số: Triển khai thí điểm ở các bộ, ngành, địa phương sau đó nhân rộng các nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi công vụ; hỗ trợ người dân về các vấn đề pháp lý và các trợ lý ảo khác; hoàn thiện mô hình điều hành dựa trên dữ liệu qua Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC) để phổ biến cho các địa phương.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi
Theo đó, Nghị định bao gồm 6 chương, 84 điều. Cụ thể gồm: quy định chung; quản lý, cung cấp và sử dụng internet, tài nguyên internet; quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng; giám sát thông tin và ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng; cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; điều khoản chuyển tiếp và thi hành.
Những điều khoản quy định cụ thể trong Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Nghị định số 147 có hiệu lực từ 25/12/2024; thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP về cung cấp, sử dụng, quản lý Internet và thông tin trên mạng.phủ vừa ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP ngày 09/11/2024 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Nghị định số 147 có hiệu lực từ 25/12/2024; thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP về cung cấp, sử dụng, quản lý Internet và thông tin trên mạng.
Sở Tư pháp đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các giải pháp kỹ thuật, hoàn thành việc thử nghiệm và được Bộ Công an, Bộ Tư pháp chấp thuận thí điểm cấp Phiếu LLTP qua ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Sở Tư pháp đề nghị Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn hỗ trợ tuyên truyền, bố trí công chức hỗ trợ người dân có nhu cầu cấp Phiếu LLTP sử dụng ứng dụng VNeID đã được định danh điện tử mức 2 trên điện thoại thông minh để nộp hồ sơ.
Tại Hội nghị tập huấn các học viên được báo cáo viên của Trung tâm chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi (thuộc Sở Thông tin và Truyền thông) giới thiệu tổng quan về việc đảm bảo an toàn thông tin trong Chuyển đổi số hiện nay và ngành tài chính tại địa phương; tập huấn chuyên sâu về an toàn thông tin giúp nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng thực tế về phát hiện, giám sát, thu thập, xác minh, phân tích hành vi mã độc; xác định nguồn gốc tấn công… Đồng thời, các đại biểu cũng được trải nghiệm thực hành trực tiếp trên Hệ thống máy chủ (giả lập) cài đặt môi trường phục vụ điều khiển mã độc phục vụ phân tích, tấn công lỗ hổng an toàn thông tin….
Sau khoá tập huấn học viên tham gia thực hiện bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến về Chuyển đổi số và An toàn thông tin sẽ có giấy chứng nhận hoàn thành khoá đào tạo.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông, trên cơ sở thực hiện Chương trình Chuyển đổi số của Chính phủ và Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương và kế hoạch chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh, Sở đã tổng hợp, xây dựng dự thảo Kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh năm 2025 (Kế hoạch) để trình UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
Nội dung của Kế hoạch tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số; thể chế, chính sách số; hạ tầng số; nhân lực số; phát triển dữ liệu số; an toàn thông tin mạng; chính quyền số; kinh tế số và xã hội số; nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin.
Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể cần hướng đến trong năm 2025, như: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt tỷ lệ 95% thủ tục hành chính có đủ điều kiện; hồ sơ trực tuyến toàn trình của các dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ trung bình tối thiểu 60%; Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất giữa các nền tảng, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thông qua định danh điện tử VNeID đạt 100%; tỷ lệ cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử đạt 100%; tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính đạt 90%; hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với Hệ thống thông tin cáo cáo Chính phủ; 100% nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, của UBND tỉnh và UBND cấp huyện giao được theo dõi, giám sát, đánh giá bằng dữ liệu số.
Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng tại cấp tỉnh đạt 90%, cấp huyện đạt 80%, cấp xã đạt 60%; tỷ trọng kinh tế số trên GDP đạt tối thiểu 20%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ hồ sơ tư liệu các di sản văn hóa Việt Nam đã được ghi danh, công nhận và xếp hạng được số hóa, hiện diện trên môi trường số đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ triển khai học bạ số đối với học sinh và bảng điểm số đối với sinh viên đạt 100%; tỷ lệ các cơ sở giáo dục công lập trên toàn tỉnh triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID đạt 100%,…
Sau khi nghe báo cáo Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 và ý kiến tham gia của các sở, ngành liên quan, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn yêu cầu trên cơ sở nội dung đề xuất của các cơ quan, đơn vị, địa phương và khả năng cân đối nguồn lực của tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ tổng hợp, rà soát, xây dựng hoàn chỉnh Kế hoạch để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; trong đó lưu ý ưu tiên cho các nhiệm vụ, nội dung cần phải thực hiện hoàn thành trong năm 2025 theo lộ trình quy định của Trung ương để tích hợp vào ứng dụng định danh điện tử VneID như: bệnh án điện tử; phiếu lý lịch tư pháp; dữ liệu về đất đai./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi
Tại Quyết định này, Bộ Tài chính công bố 3 TTHC mới ban hành trong lĩnh vực tài chính đất đai gồm: thủ tục khấu trừ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp được bố trí tái định cư; thủ tục thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng công bố 8 TTHC tại Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc lĩnh vực công sản bị bãi bỏ gồm:
Khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong Khu kinh tế.
Miễn tiền sử dụng đất đối với dự án được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong Khu kinh tế đề đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phục vụ đời sống cho người lao động.
Miễn, giảm tiền thuê đất trong Khu kinh tế.
Khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền thuê đất trong Khu công nghệ cao.
Miễn, giảm tiền thuê đất trong Khu công nghệ cao.
Trình tự xác định tiền thuê đất, thuê mặt nước (gọi chung là tiền thuê đất).
Trình tự xác định tiền sử dụng đất (đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận khi công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất).
Xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi người được mua, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện bán, chuyển nhượng./.
Trong các hoạt động nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước (KBNN) luôn kiên định với mục tiêu “lấy khách hàng làm trọng tâm phục vụ”. Theo đó, trong suốt nhiều năm liền trở lại đây, KBNN đã đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tinh giảm thủ tục hành chính, tăng cường minh bạch thông qua việc cung cấp 100% thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình với 100% đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia DVCTT.
Chỉ trong vòng 5 năm, từ 2016 đến 2020, KBNN đã hoàn thành triển khai DVCTT đến 100% đơn vị (trừ khối an ninh-quốc phòng) với 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Kho bạc. Từ 100% giao dịch được giao nhận thủ công, đến nay, các giao dịch đã hoàn toàn được thực hiện trên DVCTT của KBNN. Hàng năm, KBNN đã giải quyết trên 20 triệu hồ sơ kiểm soát chi NSNN trên DVCTT, chiếm trên 95% tổng số giao dịch kiểm soát chi qua KBNN.
Đặc biệt, KBNN đã hoàn thành mục tiêu xây dựng Kho bạc điện tử theo chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2010 - 2020, chuyển từ giao dịch thủ công truyền thống sang Kho bạc điện tử. Đồng thời, KBNN đã ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện phục vụ các chức năng và nhiệm vụ cốt lõi của KBNN như: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và huy động vốn cho đầu tư phát triển; tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước; tổng hợp Báo cáo quyết toán NSNN; công tác kiểm soát chi; thanh tra, kiểm tra.
Để có được những kết quả tích cực, mang lại cho khách hàng và các đơn vị sử dụng ngân sách nhiều thuận lợi trong giao dịch, KBNN đã triển khai đồng bộ hạ tầng CNTT hiện đại như: Hình thành trung tâm dữ liệu, ảo hóa, điện toán đám mây, lưu trữ, sao lưu tập trung…; xây dựng và triển khai Trục tích hợp (ESB-Enterprise Service Bus) trở thành xương sống kết nối trao đổi thông tin giữa các chương trình ứng dụng trong và ngoài Kho bạc; thực hiện các nhiệm vụ định tuyến, chuyển đổi và xác thực dữ liệu truyền/nhận giữa các chương trình ứng dụng, cung cấp cổng trao đổi thông tin với đối tác trong và ngoài ngành Tài chính như cơ quan thuế, hải quan và các ngân hàng thương mại trong thanh toán điện tử song phương và phối hợp thu NSNN.
Các thông tin được trao đổi qua Trục tích hợp là dữ liệu chứng từ truyền/nhận giữa các hệ thống ứng dụng với Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc); lệnh thanh toán, điện tra soát, điện đối chiếu, lệnh quyết toán... giữa KBNN và ngân hàng thương mại; lệnh hoàn thu, bảng kê thu NSNN hàng ngày truyền-nhận giữa KBNN và cơ quan thuế, hải quan...
Góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đã đặt ra tại Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030, đặc biệt là hướng tới mục tiêu hoàn thành xây dựng Kho bạc số, trong thời gian tới, KBNN sẽ tiếp tục bám sát chương trình hành động của chiến lược để chủ động thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong đó, KBNN đặc biệt chú trọng và ưu tiên nguồn lực hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ, nhất là các đề án, chính sách thuộc Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đồng bộ cho việc chuyển đổi từ Tabmis sang Hệ thống quản lý ngân sách và kế toán nhà nước số (VDBAS).
Trước mắt, KBNN sẽ tiếp tục duy trì và phát huy kết quả đạt được của giai đoạn phát triển 2010 - 2020, tăng cường liên thông, kết nối thông tin, dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của Kho bạc.
Dự thảo quy định rõ chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Theo đó, việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ giá dịch vụ đấu giá tài sản, chi phí đấu giá tài sản, tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá và các khoản thu khác (nếu có) được quy định như sau:
Thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản là Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;
Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản là doanh nghiệp đấu giá tài sản;
Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản.
Theo dự thảo, Hội đồng đấu giá tài sản được người có tài sản đấu giá bảo đảm kinh phí để tổ chức đấu giá tài sản.
Căn cứ nội dung chi, mức chi quy định, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm trình người có tài sản đấu giá về kinh phí tổ chức đấu giá tài sản để tổng hợp chung vào dự toán chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá; trên cơ sở đó, người có tài sản đấu giá phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí tổ chức đấu giá tài sản trong dự toán chi phí xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
Nội dung chi gồm:
a) Chi phí niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản;
b) Chi phí tổ chức cho người tham gia đấu giá xem tài sản;
c) Chi phí tổ chức phiên đấu giá (bao gồm chi phí thuê địa điểm tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp không bố trí được địa điểm đấu giá; chi phí thuê Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến; chi phí trả cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành phiên đấu giá);
d) Chi phí lập, tổ chức bán hồ sơ mời tham gia đấu giá;
đ) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện đấu giá tài sản.
Mức chi như sau: Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
Đối với các nội dung chi thuê ngoài thì thực hiện theo Hợp đồng ký kết giữa người có tài sản đấu giá và người cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định trên thì Hội đồng đấu giá tài sản trình tổ chức, cá nhân có tài sản đấu giá quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Hội đồng đấu giá tài sản lập hồ sơ đề nghị thanh toán, trình người có tài sản đấu giá thực hiện chi trả các chi phí có liên quan đến việc đấu giá theo quy định. Đối với các nội dung chi thuê ngoài, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm trình người có tài sản đấu giá thanh toán cho người cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, chứng từ liên quan đến chi phí tổ chức đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
Các khoản kinh phí cho việc đấu giá tài sản là nội dung chi thuộc chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá. Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm tổng hợp chi phí này và quyết toán theo quy định của pháp luật có liên quan. Chinhphu.vn
Thực hiện điểm b khoản 3 Điều 8 Quyết định số 334/QĐ-UBND ngày 10/5/2021 của UBND tỉnh, Sở Tài chính Quảng Ngãi vừa công khai kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đến ngày 30/9/2024 tại Công văn số 3511/STC-TCĐT ngày 16/10/2024, theo đó nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác giải ngân chưa đảm bảo kế hoạch đề ra.
Tính đến hết ngày 30/9/2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 được UBND tỉnh giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương 8.348,746 tỷ đồng; trong đó: vốn giao đầu năm 6.902,869 tỷ đồng (gồm: vốn địa phương 5.045,015 tỷ đồng, vốn TW 1.857,854 tỷ đồng), vốn bổ sung 490,904 tỷ đồng (gồm: vốn TW 150 tỷ đồng, địa phương 340,904 tỷ đồng), vốn kéo dài 954,973 tỷ đồng (gồm: Vốn địa phương 646,634 tỷ đồng, vốn TW 308,339 tỷ đồng). Lũy kế giải ngân đến ngày 30/9/2024 là 2.121,161 tỷ đồng, đạt 25,4%, trong đó: Vốn giao đầu năm 1.651,536 tỷ đồng, đạt 23,9%; vốn bổ sung 170,553 tỷ đồng, đạt 34,7%; vốn kéo dài 299,072tỷ đồng, đạt 31,3%.
Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch đề ra, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (47,1%). Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Sở Tài chính kính đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024, Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024; các Chỉ thị của UBND tỉnh: số 01/CT-UBND ngày 03/01/2024, số 03/CT-UBND ngày 23/01/2024 và Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 06/02/2024 về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. VTXD
Số lượt truy cập: 861
Tổng số lượt xem: 1436458