Truy cập nội dung luôn
SỞ TÀI CHÍNH

TỈNH QUẢNG NGÃI

Chỉ thị về tăng cường các biện pháp thu ngân sách nhà nước năm 2024 và chi ngân sách địa phương

09/02/2024 11:13    36

Chỉ thị về tăng cường các biện pháp thu ngân sách nhà nước năm 2024 và chi ngân sách địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp thu ngân sách nhà nước năm 2024 và chi ngân sách địa phương.

Phấn đấu hoàn thành mức cao nhất dự toán thu ngân sách nhà nước

Chủ tịch UBND tỉnh giao Cục Thuế tỉnh trên cơ sở nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 được UBND tỉnh giao, ngay từ đầu năm thực hiện giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các đơn vị thu trong ngành; thường xuyên nắm bắt, phân tích, đánh giá, dự báo những tác động ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các biện pháp, giải pháp quản lý thu, chống thất thu, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 theo Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý thu phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng thu, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chống thất thu ngân sách, nhất là các khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên, khoáng sản, thương mại điện tử,…

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế để tạo thuận lợi cho người nộp thuế; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng và triển khai hiệu quả phương án xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, phấn đấu tỷ lệ nợ thuế đến cuối năm 2024 đạt dưới 5% trên tổng số thu ngân sách; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những Người nộp thuế có số thuế nợ lớn, chây ỳ nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý Thuế.

Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ chính sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp, người dân trên địa bàn, đặc biệt là các chính sách mới sửa đổi, bổ sung; chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí; chính sách về hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng của đơn vị kinh doanh xăng dầu,…

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt hình thức khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế giá trị gia tăng điện tử cho người nộp thuế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện có hiệu quả các biện pháp cải cách hành chính, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân hoạt động kinh doanh hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Thực hiện quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh đảm bảo theo đúng quy định.  

Chủ động phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương theo dõi sát việc thực hiện Kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện dự án, thời gian thu tiền sử dụng đất năm 2024 được UBND tỉnh phê duyệt và kịp thời tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện để đảm bảo thu đạt dự toán HĐND tỉnh giao; dự kiến sát thực tế số thu tiền sử dụng đất theo từng tháng, quý trong năm của từng dự án.

Thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân về số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nước ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến và triển khai đồng bộ các giải pháp để đôn đốc thu nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Cục Hải quan tỉnh tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước, thu hồi nợ, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu năm 2024 do HĐND tỉnh giao. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý hải quan, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn kết với cải cách hành chính trong khai, nộp, hoàn thuế điện tử.

Triển khai hiệu quả các đề án trọng tâm của ngành theo phương thức quản lý mới như đề án quản lý, giám sát hải quan tại cảng biển (VASSCM), đề án thu thuế và thông quan 24/7 với phương châm “mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện”; thường xuyên cập nhật thông tin trên website của đơn vị,... duy trì và phát huy vai trò Tổ giải quyết vướng mắc, Tổ tư vấn Hải quan - Doanh nghiệp.

Tăng cường công tác quản lý thuế, chính sách thuế, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan; đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thưong mại và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và ma túy trên địa bàn.

Tiếp tục đồng hành và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hỗ trợ giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

Các sở, ban, ngành liên quan, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; tạo điều kiện tối đa hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các lĩnh vực đất đai, xã hội hóa, đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, tiếp cận nguồn vốn, thuế, hải quan, đầu tư, xây dựng, tài nguyên khoáng sản,... tạo điều kiện thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp hoạt động, nhằm góp phần hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ quan thuế cấp huyện thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong công tác quản lý thuế giữa Cục Thuế tỉnh với UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 1795/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 và các văn bản chỉ đạo liên quan đến triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và NSNN năm 2024, phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức dự toán thu ngân sách được UBND tỉnh giao,…

Quản lý chặt chẽ chi ngân sách địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; bảo đảm giai đoạn 2021 - 2026, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng dưới 60%.

Tổng hợp, lập, trình cấp có thẩm quyền quyết định dự toán chi ngân sách địa phương hằng năm, phương án xử lý bù giảm thu cho các địa phương (nếu có) theo khả năng cân đối của ngân sách tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, hướng tới cân đối ngân sách địa phương hằng năm và trong trung hạn.

Điều hành dự toán chi ngân sách địa phương chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai, ... dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII.

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện chi ngân sách địa phương theo dự toán được giao, bảo đảm phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cấp dưới theo đúng thời hạn và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh dự toán chi theo quy định; chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; giảm các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao để tăng cho đầu tư cho hạ tầng chiến lược, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu và an sinh xã hội.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý; xác định đầy đủ các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo yêu cầu triệt để tiết kiệm.

Đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn của từng ngành, từng đơn vị để giảm chi thường xuyên và cơ cấu lại ngân sách nhà nước; xây dựng phương án tăng cường mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định;... (Nguồn UBND tỉnh) P.T.T.Hường

videofileclient videofileclient

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1971

Tổng số lượt xem: 1160511